Diễn Đàn Trường THPT Chu Văn An

Cộng Đồng Học Sinh - Cựu Học Sinh - Giáo Viên Trường THPT Chu Văn An - Đức Trọng - Lâm Đồng
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Lỡ cơ hội xây nhà chiếu hình vũ trụ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Mr_mouse
Chủ Nhiệm CLB Thiên Văn Học
Chủ Nhiệm CLB Thiên Văn Học
Mr_mouse

Nam Tổng số bài gửi : 197
Điểm kỹ năng : 325
Join date : 10/06/2011
Đến từ : +)à La†

Lỡ cơ hội xây nhà chiếu hình vũ trụ Empty
Bài gửiTiêu đề: Lỡ cơ hội xây nhà chiếu hình vũ trụ   Lỡ cơ hội xây nhà chiếu hình vũ trụ Icon_minitimeFri Dec 30, 2011 8:23 am

ShockedLỡ cơ hội xây nhà chiếu hình vũ trụ Shocked

Ước mơ xây một nhà chiếu hình vũ trụ tại Hà Nội để khơi dậy tinh thần yêu khoa học của trẻ em sắp thành hiện thực. Thế nhưng, theo GS Đinh Ngọc Lân "vì mình nhút nhát quá", nên đến nay cơ hội ấy đã trôi qua mất...
Lỡ cơ hội xây nhà chiếu hình vũ trụ Planetarium
Bên trong một nhà chiếu hình Vũ trụ loại nhỏ ở Đức
Bàn tay nặn bột
Bộ sách Những hạt giống khoa học do ông dịch đã in đủ 7 cuốn. Ông là một trong số ít nhà khoa học rất kiên trì với việc phổ biến kiến thức?
Đây là cuốn nằm trong bộ sách Bàn tay nặn bột của Pháp. Từ năm 1998, hằng năm tại Pháp có tổ chức cuộc gặp gỡ giữa các nhà khoa học và các giáo viên, những người tâm huyết với việc giảng dạy khoa học ở bậc tiểu học. Mục đích là để khơi dậy tình yêu khoa học trong mọi người, đặc biệt là trẻ em. Sau mỗi cuộc gặp gỡ, các nhà khoa học tập hợp các vấn đề lại để viết thành sách. Đến nay vấn đề tiếp cận khoa học đối với trẻ em, thầy cô giáo cũng như đối với xã hội đã được đặt ra ở nhiều nơi trên thế giới.
Lỡ cơ hội xây nhà chiếu hình vũ trụ Images817348_T14_tro
GS.TS Đinh Ngọc Lân

Ý nghĩa của Bàn tay nặn bột là gì, thưa ông?
Đây là phong trào do nhà khoa học nổi tiếng của Pháp Georges Charpak (người đã được nhận giải Nobel về vật lý năm 1992) khởi xướng từ năm 1996. Tinh thần của nó là các em học sinh tiểu học không phải ngồi hàng giờ nghe giảng thụ động mà được tự mày mò làm các thí nghiệm. Từ năm 2000, Bộ Giáo dục Pháp đã cho phép tất cả các trường tiểu học đổi mới việc giảng dạy khoa học theo tinh thần của phong trào Bàn tay nặn bột.

Và ông muốn truyền bá tinh thần ấy ở Việt Nam?
Đúng vậy. Trẻ con nếu thích khoa học, tính tình nó sẽ đằm lại, sẽ tránh được các thói hư tật xấu. Georges Charpak đã nói, được giải thưởng Nobel ông ấy không quý bằng gây được phong trào học khoa học cho trẻ con. Đây là cống hiến lớn nhất cho xã hội của ông ấy. Người ta hỏi, tại sao được giải Nobel mà lại đi dạy cho trẻ con, ông ấy bảo giáo dục khoa học cho trẻ con là cái đòn bẩy để cải tạo xã hội. Xã hội muốn tốt lên, muốn đừng có lưu manh... ngay từ tiểu học phải làm cho trẻ mê khoa học.

Tôi thấy trẻ em Việt Nam thiệt thòi nhiều thứ quá. Đi học thì phải đeo cái cặp thật to, chương trình học lại nặng, rồi còn phải học thêm đủ trò. Việc vui chơi, giải trí cũng không được quan tâm. Cách đây hơn chục năm tôi có làm đề án xây một nhà chiếu vũ trụ ở Hà Nội. Nhưng đến nay vẫn chưa làm được.

Không thể không có nhà chiếu vũ trụ

Ông có thể nói rõ hơn về nhà chiếu vụ trụ này?

Nhà có vòm hình cầu, có máy chiếu lên đó cảnh Mặt Trời lên, trăng, sao, các hành tinh, sao băng, sao chổi... Rất nhiều chương trình. Lần tôi sang Paris được xem cuộc đổ bộ lên Sao Hoả, giống như thật. Mỗi chương trình khoảng 1 giờ, giúp người xem hình dung về vũ trụ một cách sinh động. Không chỉ hấp dẫn, lý thú mà điều quan trọng là khiến trẻ em được tiếp cận và khơi dậy niềm say mê khoa học, say mê sự tìm hiểu...

Trên thế giới hiện có gần 2.000 nhà chiếu vũ trụ. Hầu như thành phố lớn nào cũng có. Riêng ở Nhật Bản ước chừng có tới 400 cái. Một nhà khoa học người Nhật đã nói, 400 cái nhà vũ trụ ấy đã có tác dụng gây lòng yêu khoa học cho trẻ con và nhờ đấy nước Nhật mới có những chuyên gia giỏi để thành nước Nhật hùng cường. Đó là tác dụng của nó. Thế giới họ coi trọng như thế đấy.

Ở ta hình như cũng có một nhà chiếu vũ trụ ở TP Vinh?
Cái ở Vinh là do Nhật Bản tài trợ, nhỏ lắm, đường kính chỉ có 4m thôi. Nhưng do không biết quản lý, nên bỏ không lâu rồi, giờ đã thành chỗ bán phở. Thật đáng tiếc vì thiếu những sân chơi lành mạnh và bổ ích như thế, sẽ rất nguy hiểm đối với trẻ em. Trẻ dễ bị lôi kéo vào những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội...

Vậy còn đề án xây nhà chiếu vũ trụ ở Hà Nội?
Từ lâu tôi đã mong ước để Hà Nội có được một nhà chiếu hình vũ trụ. Tôi được xem lần đầu tiên vào năm 1960 ở Bắc Kinh, đã mê lắm rồi. Năm 1996 sang Bangkok (Thái Lan) được xem nhà chiếu vũ trụ thuộc loại lớn trên thế giới, có đường kính bán cầu 30m với 450 ghế. Trong mấy chục năm qua nhà chiếu hình vũ trụ này hoạt động liên tục, ngày 4 buổi. Tôi đã gặp bà giám đốc và hỏi tỉ mỉ về thiết bị, về kinh nghiệm xây dựng và vận hành. Bà ấy nhiệt tình hướng dẫn, còn tặng tôi rất nhiều tài liệu.

Năm 1997, sau Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ tại Hà Nội, trong buổi họp báo với Tổng thống Chirac, tôi có nói mới sang Pháp, rất thích nhà chiếu hình vũ trụ, xin Chính phủ Pháp xây cho Việt Nam một cái. Ông ấy cười. Sau đó Đại sứ Pháp Serge Degallaix có nói tôi làm đề án cụ thể. Đề án này đã được Bộ trưởng Chu Tuấn Nhạ đồng ý. Chính phủ Pháp và Chính phủ Việt Nam cũng đã ký hiệp định viện trợ để mua thiết bị.

Đã ký hiệp định rồi mà sao lại không thực hiện được?
Đến năm 2001 Bộ Khoa học & Công nghệ, UBND TP Hà Nội, Đại sứ Pháp đã ký thoả thuận cam kết đến tháng 6/2002 thì khánh thành. Cũng đã có quyết định chọn 2.000m2 trong Công viên Thống Nhất để xây. Nhưng sau Chủ tịch Hoàng Văn Nghiên nói không làm nữa, để sau này làm ở Yên Sở. Thế là lỡ mất cơ hội. Ông đại sứ cũng buồn lắm vì hết nhiệm kỳ rồi mà không được thấy nhà chiếu hình vũ trụ ở Hà Nội. Ông ấy nói, ở Hà Nội bảo tàng thì nhiều mà chưa có bảo tàng khoa học, chưa có nhà chiếu hình vũ trụ.

Nói thôi là thôi luôn sao? Đấy chỉ là vấn đề chọn địa điểm, còn Chính phủ cũng đã đồng ý rồi, sao ông không làm việc tiếp với cấp trên nữa?
Giờ nghĩ lại mới thấy tiếc. Cũng là do tôi nhút nhát quá. Bảo thôi là thôi. Chứ hồi đó nếu lên gặp Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm thì có khi xong rồi vì đồng chí ấy rất ủng hộ đề án này. Nhưng chuyện qua mất rồi, tiếc lắm. Bây giờ xin lại khó quá.

Từ năm 2008 đến nay tôi vẫn tiếp tục gửi đơn thư lên các cấp lãnh đạo kiến nghị về việc xúc tiến dự án xây dựng nhà chiếu hình vũ trụ ở Thủ đô Hà Nội. Có nơi có phản hồi, có nơi không. Và phản hồi đều là hoan nghênh, ủng hộ nhưng phải để nghiên cứu, xem xét. Nghe chừng khó khăn quá!

Hay như thế, cần thiết như thế mà lại không xây được thì tiếc thật?
Tôi nghĩ các nhà quản lý chưa thấy lợi ích của nó. Họ không hiểu. Tại sao ở Thái Lan, Vua và Hoàng hậu đích thân đến khánh thành nhà chiếu vũ trụ? Vì họ biết được tầm quan trọng của nó. Ở Malaysia có nhà chiếu vũ trụ rất đẹp và còn là điểm du lịch. Tôi buồn lắm. Sao việc này ở nước mình khó khăn thế. Sau đó bạn bè nhiều người bảo, anh già rồi, thôi mặc kệ đi. Nhưng mình không đang tâm. Mỗi lần đi qua Công viên Thống Nhất, nhìn khu đất đó giờ vẫn để không, thấy phí quá. Nếu xây được ở đây một nhà chiếu vũ trụ sẽ trở thành một điểm vui chơi rất hấp dẫn.

Nghe chuyện của ông thật buồn và tiếc! Xin chúc ông sức khoẻ để tiếp tục công việc tâm huyết của mình!

Trích dẫn :
GS.TS Đinh Ngọc Lân là nhà khoa học chuyên sâu về vật lý đại cương, vật lý ứng dụng và vật lý hạt nhân. Ông nguyên là phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Vật lý Việt Nam, nguyên chuyên viên cao cấp Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam. Ngoài công việc chuyên môn ông còn viết và dịch (in chung và riêng) 35 cuốn sách. Ông được tặng thưởng nhiều huân, huy chương và bằng khen của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, năm 2011, ông được tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm hạng nhất của Chính phủ Pháp.
Theo Bee.net.vn
Về Đầu Trang Go down
http://shk33.forumvi.com
Mr_mouse
Chủ Nhiệm CLB Thiên Văn Học
Chủ Nhiệm CLB Thiên Văn Học
Mr_mouse

Nam Tổng số bài gửi : 197
Điểm kỹ năng : 325
Join date : 10/06/2011
Đến từ : +)à La†

Lỡ cơ hội xây nhà chiếu hình vũ trụ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lỡ cơ hội xây nhà chiếu hình vũ trụ   Lỡ cơ hội xây nhà chiếu hình vũ trụ Icon_minitimeFri Dec 30, 2011 8:28 am

Đọc song bài phẩm vấn mà thấy sao chạnh lòng quá, chạnh lòng cho thế hệ trẻ lại phải cặm cụi với những giờ học "chay" - với ngổn ngang đống kiến thức chỉ toàn lý thuyết, chạnh lòng cho nền khoa học Việt Nam trong tương lai, mong rằng các nhà quản lý hãy có cái nhìn xa hơn, vì sự giàu mạnh của nước nhà.
Như Georges Charpak đã nói: Giáo dục trẻ con, là cái đòn bẩy để cải tạo xã hội".
Về Đầu Trang Go down
http://shk33.forumvi.com
 

Lỡ cơ hội xây nhà chiếu hình vũ trụ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» Tại sao cuộc sống là hình vuông, tình bạn hình tam giác và hình tròn là tình yêu ?
» 5 chiêu chinh phục nàng
» Chiều nay không có mưa bay (Guitar) - vuabankeo
» Cơ hội nhận ngay vé máy bay 2 chiều khi đi du học singapore - 0922.15.000
» Những chiêu giảm cân “chết người” của teen boy

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Trường THPT Chu Văn An  :: Hoạt Động :: Câu Lạc Bộ :: Câu Lạc Bộ Thiên Văn Học-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất