Cả nhà Tâm bàng hoàng khi biết chồng cô cam tâm cướp mảnh đất để sống với người tình...
Cuộc hôn nhân gần 20 năm tưởng chừng không thể tốt hơn lại có kết cục bất ngờ như vậy. Đúng là chẳng ai đo được lòng người nông sâu.
Tâm lấy Đăng khi vừa bước sang tuổi 25. Đăng là một chàng trai trí thức và có ngoan ngoãn. Nhà Tâm có cả thảy 5 chị em gái, không có con trai. Bố mẹ cô là dân buôn bán, kinh doanh nên kinh tế gia đình có phần khá giả. Mặc dù là gia đình buôn bán nhưng nhà Tâm rất nền nếp, gia giáo.
Tâm chưa bao giờ phàn nàn điều gì từ khi lấy Đăng. Anh luôn làm tốt bổn phận làm chồng, làm cha và làm con đối với gia đình cô. Chưa bao giờ Đăng nặng lời mắng mỏ vợ con, có gì không nên không phải chỉ nhẹ nhàng góp ý. Mọi việc lớn bé trong gia đình, anh đều bàn bạc cùng với vợ chứ không giành hết quyền quyết định về mình.
Ngày mới lấy nhau, bố mẹ Tâm thấy Đăng nghèo, tính chia cho hai vợ chồng mảnh đất trên phố để làm ăn buôn bán. Nhưng Đăng không chịu. Anh vẫn khăng khăng chỉ cần có ảnh đất nhỏ ở quê làm của để dành là được rồi, cứ tự nhiên cho hai vợ chồng anh phấn đấu.
Có một điều khiến cả họ nhà Tâm quý Đăng là bởi anh luôn chu toàn mọi việc đằng nhà vợ. Đăng đã từng nói với bố mẹ Tâm: “Người ta vẫn bảo dâu con rể khách, nhưng con không nghĩ thế. Bố mẹ đã cao tuổi cả rồi, các em lại toàn là con gái. Con sinh được phép như một người con trai trưởng trong nhà, lo toan giúp đỡ bố mẹ. Có công việc gì xin bố mẹ cứ cho gọi”. Bố mẹ Tâm hãnh diện với bà con hàng xóm nhiều lắm vì có được chàng rể quý.
Đăng nói là làm chứ không phải hứa hão. Từ việc phụ tá bố vợ đi mua đất cát đến việc chiều thứ bảy rảnh lai mẹ vợ đi siêu thị. Chỉ thấy bố mẹ vợ húng hắng ho là anh giục đi khám hoặc mua thuốc ngay lễ, Tết, giỗ chạp... Tâm còn chưa kịp tính toán lo liệu gì anh đã lên kế hoạch đâu vào đấy. Nhà có công có việc, anh chạy đôn chạy đáo chu toàn mọi thứ.
Bố mẹ Tâm vẫn thường đem Đăng ra làm hình mẫu lí tưởng để định hướng cho mấy cô con gái: “Phải lấy được tấm chồng như chị cả chúng mày ấy”.
Bốn cô em gái của Tâm lần lượt lấy chồng. Ngày trọng đại, bố mẹ Tâm chỉ việc quan tâm tiếp khách khứa. Bao nhiêu chuyện cỗ bàn, thủ tục một tay Đăng lo hết. Hàng xóm láng giềng ai cũng xuýt xoa khen Tâm tốt số lấy được người chồng “đáng mặt làm chồng”.
Tâm hạnh phúc vô cùng. Biết chồng mình tốt cô không bao giờ ỷ thế nhà mình giàu có hơn mà kênh kiệu, việc gì cũng tôn trọng ý kiến của chồng. Có lẽ sẽ chẳng ai ngờ được rằng một cuộc nhân như thế lại có ngày đổ vỡ.
Bố Tâm bệnh nặng. Ngày ông yếu trong người, ông gọi các con cái đến quây quần đông đủ. Cả một đời làm ăn, chắt chiu dành dụm của vợ chồng ông cũng để được vài mảnh đất, giờ ông tính chia đều cho các con, mỗi đứa một phần. Riêng đối với vợ chồng Tâm vì là con cả, sau này sẽ giữ việc hương khói thờ cúng nên ông chia cho hai phần. Trước lúc lâm chung ông còn nắm lấy tay Đăng mà trăng trối: “Trước giờ bố vẫn luôn coi con là con trai lớn trong nhà. Nay bố ra đi, mong con bảo ban các em sống hòa thuận, giúp đỡ lẫn nhau để bố ngậm cười nơi chín suối”.
Đám tang bố Tâm lại diễn ra trọn vẹn dưới sự lo toan của Đăng. Mọi người bắt đầu trở lại với cuộc sống thường ngày sau nỗi đau đó. Tâm bàn với chồng về hai mảnh đất mà bố để lại cho. Hai mảnh đất bố cho rất lớn, lại trên phố, nhưng nhớ lời chồng nói: “Vợ chồng cái gì cũng là chung hết” cô quyết định sang tên cho chồng.
Cô lựa chọn mảnh đất lớn hơn cho chồng đứng tên còn mảnh đất nhỏ đứng tên mấy chị em để sau này làm nơi thờ cúng. Cô hỏi ý kiến chồng, Đăng chỉ nhẹ nhàng nói: “Đất đó là bố mẹ cho em, em quyết định thế nào là quyền của em thôi. Anh không có ý kiến gì cả em ạ”.
3 tháng sau ngày làm thủ tục sổ đỏ, Đăng hùng hồn dẫn một người phụ nữ với thằng con lớn đứa con trai của Tâm và tuyên bố đó là “người cùng anh bấy lâu nay”. Tâm bàng hoàng, không tin vào những gì mình nghe. Thì ra cô ta là người yêu cũ của Đăng, hai người trót có con với nhau từ trước khi Đăng lấy Tâm. Bao nhiêu năm qua cô ta không lấy chồng mà sống dựa vào Đăng. Ngày hôm nay Đăng yêu cầu Tâm chấp nhận và bao dung đón nhận họ về sống cùng. Tất nhiên cô ta và con sẽ sống ở mảnh đất mà Đăng được quyền đứng tên.
Tâm gào thét, cô chỉ muốn lao vào cào xé người đàn bà và tên chồng phụ bạc. Cô và gia đình đã bị lừa dối quá lâu. Cô không thể ngờ, đời người lại có thể tàn nhẫn đến vậy. Cô không thể chấp nhận cảnh “Một ông mà có hai bà” cô đưa đơn li dị. Chẳng ngờ Đăng kí luôn không do dự. Mảnh đất lớn mà Tâm cho Đăng đứng tên nghiễm nhiên trở thành tài sản của anh ta và thành thiên đường cho đôi tình nhân chung sống sau này.
Mọi người thương thay cho Tâm, ai cũng nói cô gặp phải tên lừa chuyên nghiệp, mất trắng miếng đất bố dành cho. Nhưng Tâm không tiếc miếng đất đấy, cái mà cô mất còn nhiều hơn thế gấp trăm lần…